Phạt cười - hình thức tra tấn ít đau đớn nhất trong lịch sử
admin
Thứ Sáu,
01/09/2023
3 phút đọc
Nội dung bài viết
✯ Phạt cười là gì ?
Phạt cười là hình thức tra tấn, ép cung bằng cách gây nhột lên các vị trí như: lòng bàn chân, lỗ tai, lỗ mũi, nách, sườn... Nó khiến nạn nhân cười không kiểm soát cho đến khi nhận tội hoặc chết vì cười.
✯ Thời La Mã cổ đại
- Trong lịch sử xa xưa từ thời La Mã cổ đại, con người đã nghĩ ra hình phạt gây cười bằng cách: ngâm chân đàn ông vào dung dịch muối và để cừu liếm chân.
Tra tấn gây nhột thời La Mã cổ đại
- Vị trí tác động không chỉ là lòng bàn chân mà còn ở nách, cổ, thân mình, đầu gối, bụng, mạng sườn và rốn.
- Với những nô lệ phạm tội nghiêm trọng, thời gian tra tấn kéo dài cho tới khi nạn nhân ra đi vĩnh viễn.
✯ Thời nhà Hán ở Trung Quốc
- Thời nhà Hán ở Trung Quốc, các ghi chép lịch sử có nhắc đến: Tiếu hình là một trong những hình phạt cười dành cho các hoàng thân, quý tộc, quan lại vì nó không để lại dấu vết. Nó khiến nhưng người thực hiện có thể che giấu việc đã tra tấn nạn nhân.
Tiếu hình thời nhà Hán ở Trung Quốc
- Tuy nhiên đa phần hình thức "phạt cười" này chỉ diễn ra trong vài phút. Một số trường hợp cứng đầu không nhận tội sẽ bị gãi vào chỗ ngứa như: cù chân, cù nách, kéo dài nhiều giờ đồng hồ mới có nguy cơ thiệt mạng.
- Tác hại của hình phạt này đến từ tiếng cười điên cuồng sau cơn ngứa, làm giảm khí trong phổi, khiến người đó mất khả năng hô hấp, cuối cùng ngạt thở dẫn đến tử vong.
Xem thêm: Cười nhiều có chết không? Giải thích hiện tượng chết vì cười
✯ Thế kỷ 17 ở châu âu
Bảo tàng tra tấn Rothenburg ở Đức - Ảnh nguồn wikimedia.org
Vào thế kỷ 17, ở châu âu rất thịnh hành một hình thức tra tấn Tickle torture - gây nhột cho đến chết ngột. Nó được sử dụng rộng rãi nhờ cách thức hành quyết rất đơn giản:
- Bước 1: Gài chặt tay và chân của tù nhân
- Bước 2: Cởi giày, cởi tất ra rồi bôi mật ong hoặc đường, thức ăn vào lòng bàn chân
- Bước 3: Cho con dê liếm thức ăn ở lòng bàn chân của người tù liên tục trong nhiều giờ
3 bước triển khai phạt cười
Người tù bị tra tấn sẽ cảm thấy ngứa ngáy không chịu được và cười rất nhiều dẫn đến não thiếu oxy rồi ngạt thở mà qua đời.
Xem thêm: Cười nhiều có bị gì không? 14 tác hại của cười nhiều
✯ Trong chiến tranh thế giới thứ 2
Hen Hegel là một người đàn ông đã chứng kiến cai ngục Đức Quốc Xã tra tấn bằng cách ép cười cho đến khi tắt thở. Sau này, ông có viết một cuốn sách có tên The Men With The Pink Triangle. Cuốn sách mô tả quá trình tra tấn tù nhân từ cười, cười, khóc thành tiếng đến hết khóc và chết ngay tại chỗ.
Bìa cuốn sách The Men with the Pink Triangle - Nguồn ảnh: amazon.com